Có một tình trạng chung của nhiều mẹ đang sử dụng máy hút sữa gặp phải đó chính là hút sữa ko ra mặc dù bầu ngực căng sữa hoặc sữa chảy thấm ra áo nhưng khi bé bú hoặc dùng máy hút sữa lại hút ko ra sữa.
Khi gặp tình trạng này các mẹ hãy nghĩ ngay đến trường hợp tắc tia sữa để sớm có cách khắc phục và tránh các biến chứng nguy hiểm hơn như sốt, viêm tuyến sữa,…
Hãy cùng Hưng Medela tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh và đơn giản tại nhà nhé!
- Nguyên nhân tắc tia sữa
Sữa được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn về các xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác động mút bú của bé sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên các tia sữa vì 1 lí do nào đó mà bị hẹp hoặc tắc lại dẫn đến sữa ko di chuyển qua đc, tại chỗ tắc sẽ tạo các cục do hiện tượng sữa kết đông. Trong khi đó sữa vẫn đc sản sinh ra làm cho ống dẫn chỗ tắc bị giãn rồi chèn ép sang các ống dẫn sữa khác tạo ra 1 vòng bệnh lí ngày càng nguy hiểm hơn.
Ngoài ra cũng có nguyên nhân từ bên ngoài như hiện tượng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn theo đường máu hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng do mẹ không vệ sinh cơ thể đúng cách làm cho sữa không thoát ra ngoài được.
Các nguyên nhân tắc tia sữa cụ thể là:
- Không cho bé bú thường xuyên.
- Mẹ không hút hết sữa thừa khi bé bú xong.
- Hút sữa không đúng cách.
- Mặc áo ngực quá chật làm tổn thương tuyến vú và gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
- Sữa non trong những ngày đầu không được hút ra ngoài kịp thời.
- Mẹ bị stress sau sinh.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý.
- Mẹ không day đều bầu sữa khi cho con bú hoặc ngay sau khi sinh.
- Mẹ bị cảm lạnh cũng có thể làm cho sữa khó lưu thông.
- U uất, trầm cảm cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa gây ứ đọng gây nên bệnh tắc tia sữa.
- Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ sau khi cho bé bú xong.
2. Dấu hiệu của bệnh tắc tia sữa
Để nhận biết mẹ có bị tắc tia sữa hay không rất đơn giản. Dưới đây là 1 số triệu chứng tắc tia sữa để bạn tham khảo và tự chẩn đoán tại nhà:
- Sau khi ngủ dậy mẹ sẽ thấy bầu ngực căng nhức, to hơn so với bình thường.
- Hiện tượng đau nhức đầu ngực ngày càng tăng dần.
- Ngực có những khối tròn di động, có bề nghiêng gồ ghề.
- Chạm vào ngực có cảm giác cứng và đau.
- Kèm theo những biểu hiện như nóng sốt, đau nhức đầu.
- Sữa không chảy khi bé bú thậm chí sử dụng các dụng cụ hút sữa.
3. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả ngay tại nhà
– Chườm bầu ngực với khăn ấm
Để kích thích tuyến sữa chị em có thể sử dụng khăn ấm để chườm bầu ngực. Cách làm này sẽ giúp sữa về nhanh chóng mà không gây đau nhức cho mẹ. Bạn chuẩn bị khăn ấm sau đó chườm lên 2 bầu ngực bị căng tức. Sau khi em bé bú xong thì bạn có thể chườm kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng. Để thực hiện này bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc dùng khăn sữa mềm của bé nhúng vào nước ấm và chườm nóng trong thời gian 5 phút.
– Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp massage
Cách làm thông tắc tia sữa bạn có thể thực hiện ngay ở nhà chính là sử dụng các động tác massage. Bằng cách sử dụng tay xoa bóp để bầu sữa được mềm ra. Nhờ lực tác động từ bên ngoài các túi sữa bị vón cục sẽ được đánh tan và giúp lấy lại sữa. Để thêm hiệu quả bạn có thể sử dụng phương pháp massage chườm nóng, sử dụng túi chườm nóng và kết hợp với các động tác massage để giúp thông tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng hơn.
Massage với động tác tay:
- Dùng 1 tay hoặc 2 bàn tay ép bầu ngực bị tắc tia sữa.
- Day ngực ở những vị trí sữa bị đông lại thành cục.
- Đè ép ngực nhẹ nhàng, sau đó day ngực theo vòng tròn khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ và làm ngược lại.
- Thực hiện nhiều lần day ngực như thế để làm tan những cục vón do tắc tia sữa.
Lưu ý: Không xoa ngực mà nên dùng lực để day và đè ép ngực trong mức độ mẹ có thể chịu được nhé.
Ngay từ khi mẹ chưa có biểu hiện tắc tia sữa thì cũng thể thực hiện được động tác massage này. Nó giúp đánh tan những cục sữa vón và sữa nón ở đầu vú. Như vậy mẹ có thể giảm thiểu khả năng bị tắc tia sữa hiệu quả. Thậm chí nếu mẹ thực hiện động tác này tốt thì hiện tượng tắc tia sữa có thể không xảy ra trong 1 thời gian dài đó.
Với những mẹ có hiện tượng tắc tia sữa nhẹ thì hãy kiên trì thực hiện động tác này nhé. Mẹ cũng có thể nhờ bố giúp massage ngực với lực tác động nhẹ nhàng. Kết hợp với động tác bú mút sẽ giúp việc thông tắc tia sữa hiệu quả hơn. Lúc này bố nên giúp mẹ hút sữa đọng và để tránh tình trạng đọng sữa làm tăng khả năng bị tắc tia sữa nhé.
– Cho bé bú thường xuyên
Một trong những cách giúp thông tia sữa hiệu quả nhất chính là cho bé bú thường xuyên để không còn lượng sữa thừa trong khoang chứa sữa. Việc bé dùng lực để hút sữa sẽ làm các tia sữa lưu thông dễ hơn và sữa không bị vón cục, tắc nghẽn làm căng tức bầu ngực.
– Hút sữa mỗi ngày
Bạn không nên bắt ép bé bú quá nhiều làm bé bị đầy bụng. Vì vậy hãy hút sữa mỗi ngày ra bình sữa sau đó bảo quản trong tủ lạnh để bé sử dụng dần. Khi sữa được sản sinh ra nhiều nhưng bé không chịu bú thì càng cần hút sữa nhé, công việc này giúp chị em không còn lượng sữa thừa trong cơ thể. Tuy nhiên bạn nên hút sữa ở mức độ vừa phải, không nên hút quá 10 lần/ngày.
– Chọn áo ngực phù hợp
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc sữa có thể là do bạn mặc những loại áo ngực quá chật làm ngực bị chèn ép. Do đó hãy lựa chọn những loại áo ngực có size phù hợp. Khi ở nhà bạn nên thả rông để ngực được thả lỏng và thoải mái nhất.
Bên cạnh đó chị em có thể áp dụng một số cách dân gian chữa tắc tia sữa tại nhà như: chữa tắc tia sửa bằng các phương pháp dân gian… nếu đã áp dụng tất cả những cách trên mà vẫn không mang lại hiệu quả, chị em nên đi khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất.
4. Cách phòng tránh tình trạng tắc tia sữa sau sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là cách giải quyết hiệu quả nhất để chị em tránh khỏi tình trạng bị tắc sữa sau sinh. Vì vậy hãy lưu ý một số cách phòng tránh sau để không bị hiện tượng tắc tia sữa diễn ra nhé.
- Cho bé bú ngay sau khi sinh để hạn chế hiện tượng bị tắc sữa non ở mẹ. Từ thời điểm da kề da khi mẹ tiếp xúc với bé, việc bú mẹ có thể giúp tuyến sữa bị kích thích và hoạt động tốt hơn.
- 6 tháng đầu tiên chỉ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé phát triển tốt nhất và giúp mẹ không bị tắc tia sữa.
- Khi cho bé bú hãy để bé bú hết 1 bên ngựa rồi mới chuyển sang bên còn lại.
- Sử dụng máy hút sữa để vắt hết sữa thừa trong khoang chứa sữa
- Vệ sinh vùng ngực sạch sẽ để không bị tắc tia sữa ở đầu vú và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé.
- Vệ sinh máy hút sữa sau khi vắt sữa xong.
- Để bé bú khoảng 20 phút mỗi bên. Như vậy bé mới có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.
- Ăn các món ăn lợi sữa và những món ăn giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa.
Tắc tia sữa là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh em bé. Hãy lưu ý và giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
—————————————-
HƯNG MEDELA – MÁY HÚT SỮA MẸ
Hotline: 0932244566 (zalo/viber/messenger)
Address: 75/18 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Website : https://hungmedela.com/
Shopee: https://shp.ee/4efgebh