1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Thực chất, ho không quá đáng sợ như mọi người vẫn thường lo lắng. Ngược lại, ở một mức độ nhất định, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp đẩy những vật vướng mắc trong cổ họng ra ngoài. Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của virus hay vi khuẩn có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.
Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bạn đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.
Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm như:
– Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh. Phế quản và phổi có thể bị tổn thương khi nhiễm virus – vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện cả đờm trắng.
– Các bệnh lý về đường hô hấp: hoạt động của các cơ quan trong đường hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và khiến trẻ sơ sinh bị ho.
– Do ăn uống: ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bị sưng, viêm.
2. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Viêm phế quản: bé thấy khó thở, thở nhanh, thở khò khè kết hợp ho nhiều và có đờm.
Hen phế quản: bé mắc bệnh lý này thường ho dai dẳng, ho nhiều đặc biệt về đêm. Khi ho thường kèm theo những tiếng rít khó khăn.
Trào ngược dạ dày: hiện tượng trào ngược xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được. Những trẻ mắc bệnh lý này thường ho nhiều mỗi khi nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn xong. Bên cạnh đó còn có cả triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Những bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, đồng thời hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
3. Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên làm gì?
Thông thường, chúng ta có thể dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị nếu đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Do đó, bố mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên để khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh.
3.1. Quất với đường phèn
Theo Đông y, quất là loại quả có tính mát, vị chua ngọt còn đường phèn có tính bì bổ tỳ, phế với hương vị ngọt. Khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng viêm, kháng khuẩn và virus.
Cách thực hiện: Cắt nhỏ 2 – 3 quả quất xanh. Đem hấp cách thủy cùng một ít đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội và cho bé dùng, mỗi lần 1 thìa cà phê và ngày 3 lần.
3.2. Chanh đào
Chanh đào rất có ích trong việc điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ có thể hấp cách thủy đường phèn và chanh đào để cho trẻ uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng mật ong.
Cách thực hiện: Cắt lát mỏng chanh đào và cho vào bát, thêm một ít đường phèn và đem hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày chia thành 3 lần cho trẻ uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.
3.3. Lá hẹ
Được biết là vị thuốc có tác dụng làm ấm gối, bổ can thận, lá hẹ được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có tình trạng ho có đờm.
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ. Cho lá hẹ và đường phèn vào 1 chiếc chén, đem hấp cách thủy. Sau khoảng 15 – 20 phút thì bỏ ra và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.
3.4. Hạt chanh
Một trong những bài thuốc giảm ho, tiêu đờm hiệu quả chính là sử dụng hạt chanh.
Cách thực hiện: Lấy hạt chanh và đem giã nhuyễn ra. Sau đó thêm vào một chút nước lọc và đường phèn để hấp cách thủy. Sau khi hấp khoảng 20 phút thì lấy ra và để chờ cho nguôi. Mỗi ngày cho bé uống 4 – 6 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.
3.5. Một số biện pháp tác động khác
Bên cạnh những bài thuốc kể trên, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tác động vào cơ thể trẻ như:
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu sốt thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
– Cha mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Mẹ lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
– Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên được cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể giúp làm tăng sức đề kháng của trẻ và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
– Pha nước ấm với một ít tinh dầu tràm để tắm cho trẻ. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng ho liên tục và ho có đờm.
– Sau khi tắm xong có thể dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng và giữ ấm cơ thể trẻ.
– Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tay, mũi, miệng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
Như vậy, có thể thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một hiện tượng thường gặp nhưng không quá nguy hiểm, đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý quan sát những biểu hiện ở trẻ để có thể xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng ho. Từ đó mới có thể có những cách chữa trị phù hợp.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
HƯNG MEDELA – MÁY HÚT SỮA MẸ
Hotline: 0932244566
Web: http://hungmedela.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hungmedela