Là một triệu trứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể gây tử vong nếu ba mẹ không biết cách xử trí nhanh chóng và kịp thời. Để biết cách xử trí sặc sữa kịp thời, ba mẹ cần tìm hiểu trước những nguyên nhân dễ khiến trẻ sơ sinh sặc sữa. Cụ thể sẽ được Hưng Medela giới thiệu tới ba mẹ dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé bị sặc sữa thường gặp nhất
Nguyên nhân khiến bé bị sặc sữa có thể là do:
- Khi ba mẹ cho bé bú bình, núm vú bình sữa để xa và không kín miệng trẻ khi ngậm hay khi bình sữa dốc không đủ cao khiến trẻ nuốt nhiều hơi dẫn tới chướng bụng, nôn trớ sau khi ăn.
- Do lỗ thông khí ở đầu núm vú bình sữa to quá cơ khiến cho sữa chảy nhanh và chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.
- Do ba mẹ ép bé bú quá nhiều dẫn tới trớ. Ba mẹ đừng bao giờ thấy bé biếng ăn mà bóp mũi rồi cho bé ăn nhé. Điều này có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.
- Với các bé có thói quen vừa ngủ vừa ăn: Nguyên nhân là do ba mẹ cho bé vừa nằm vừa bú bình. Đôi khi có thể bé đang bú thì lại ngủ quên, miệng bé vẫn ngậm núm vú bình sữa và sữa vẫn chảy vào miệng nhưng bé không nuốt. Tới khi bé thởi mạnh vô tình hít sữa lên mũi và vào khí quản, phế quản > tình trạng sặc sữa lên mũi, khiến bé khó thở.
- Cho bé nằm ngay sau khi ăn: Trẻ nhỏ sau khi ăn no sẽ buồn ngủ. Vì thấy bé buồn ngủ sau khi ăn mà nhiều mẹ đặt bé nằm ngủ cố định tư thế ngửa đầu cho bé. Việc này ba mẹ cần đặc biệt tránh bởi khi được ăn sữa no, khả năng sặc sữa lên mũi rất cao kết hợp với việc bé không thể tự xoay đầu được khiến bé không thể nào thoát ra khỏi những cơn ngạt thở hay khó thở.
- Không theo dõi bé sau khi bú: Có nhiều trường hợp trẻ nhỏ tử vong do sặc sữa sau khi bú mà ba mẹ hoàn toàn không hay biết.
- Đối với các bé từ 3 – 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết giao tiếp, nói chuyện. Nhiều ba mẹ có thói quen vừa cho bé ăn vừa nói chuyện. Khi trẻ hóng chuyện sẽ ngậm sữa trong miệng mà không chịu nuốt, bỗng dưng bé cười sẽ khiến sữa tràn vào khí quản dẫn tới tình trạng sặc sữa lên mũi.
Tác hại của triệu chứng sặc sữa khi sữa đi vào đường hô hấp dẫn tới ngạt thở, nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại những di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết não, chết não…), ngừng tim, viêm phổi bởi khi bị sặc sữa thì vi trùng từ đường ruột sẽ được đưa lên phổi…
Cách xử trí nhanh chóng khi trẻ bị sặc sữa lên mũi
Triệu chứng sặc sữa lên mũi cần được xử trí một cách nhanh chóng và kịp thời nếu không muốn để lại những biến chứng nguy hiểm sau này. Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, ba mẹ nên làm theo từng bước hướng dẫn dưới đây. Nếu sau mỗi bước, bé đã có thể thở ổn định được rồi thì ba mẹ không cần tiến hành các bước tiếp theo nhé.
Bước 1: Để bé ngồi dậy hoặc nghiêng về một bên
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị sặc sữa lên mũi. Ngay lập tức, ba mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cho bé cơ bản:
Đầu tiên, hãy cho bé ngồi dậy thẳng dậy hoặc nghiêng về một bên để bé có thể ho và phun sữa ra ngoài. Nếu trẻ vẫn ho, khóc thì điều đó cho thấy đường thở của trẻ chỉ bị tắc chút xíu.
Lau sạch sữa ở miệng, mũi thật nhanh và các bộ phận khác cho bé.
Bước 2: Hút sữa cho bé
Nếu bé khó thở, da tím tái hơn thì ba mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng của bé ngay lập tức. Đây chính là bước sơ cứu đầu tiên khi đợi xe cấp cứu tới:
Mẹ hãy dùng miệng của mình để hút sữa khỏi mũi, miệng của bé ngay lập tức, càng nhanh và càng mạnh thì càng tốt. Tiếp đó, hãy kích thích để bé có thể thở ra được bằng cách nhéo một cái.
Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ trẻ
Nếu như đã thực hiện 2 bước sơ cứu cơ bản trên mà bé vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Trẻ vẫn khó thở, da tím tái thì mẹ hãy dốc ngược bé lên (đầu thấp hơn lưng). Hãy đặt bé nằm úp trên cánh tay của mẹ, tay còn lại mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé, 5 cái một. Tiếp đó lặt bé trở lại để đánh giá xem tình trạng trẻ thế nào. Trẻ đã ọc sữa ra hết chưa, trẻ đã thở lại bình thường được chưa.
Lưu ý: Khi dốc ngược bé để vỗ lưng thì mẹ nên nhớ 1 tay kẹp chân bé để khi thực hiện thao tác vỗ lưng bé không bị rớt xuống.
Bước 4: Ấn ngực cho bé
Hết bước 3 mà bé vẫn không có dấu hiệu thở thì khi đó, mẹ cần thực hiện cách sơ cứu khác. Hãy đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu bé, một tay (sử dụng 2 ngõn tay) ấn nhẹ (ấn xuôi, không ngang giống như trong video hướng dẫn trên) vào ngực của bé (dưới xương ức) để bé có thể hít thở. Bước vỗ lưng, ấn ngực các mẹ có thể thực hiện 8 – 10 lần tới khi bé khóc thì thôi.
Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu
Nếu sau 4 bước mà bé vẫn chưa thở được thì hãy thực hiện lại từ bước số 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.
Cách chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh đó là ba mẹ cần tìm hiểu cách chăm sóc và cho trẻ sơ sinh bú đúng cách. Chi tiết:
- Không để bé vừa ngủ vừa bú. Không cười đùa, nói chuyện với bé khi đang cho bé ăn.
- Nên ngồi ở nơi yên tĩnh mỗi khi cho bé bú để không khiến bé bị phân tâm.
- Cho bé bú đúng tư thế: Cho bé bú ở tư thế đầu cao, mẹ có thể bế hoặc đặt bé vào ghế (loại ghế nửa nằm, nửa ngồi). Tránh tư thế bé nằm ngửa đầu. Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi, mẹ cần phải lấy đờm trong mũi, miệng bé ra trước khi cho bé bú.
- Khi mẹ cho bé bú bình sữa thì mẹ cần đảm bảo tư thế cầm bình sữa nghiêng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình sữa, sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú để tránh trẻ nuốt phải không khí => đi vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi, nôn trớ. Chọn núm vú có lỗ trên núm vú có kích thước bình thường để sữa chảy xuống nhẹ nhàng, bé không bị sặc sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa chống sặc tốt cho bé mà mẹ có thể tham khảo.
- Đối với các bé bị viêm đường hô hấp trên, khi cho bé bú sữa thì nên cho bú từ từ, nếu thấy bé nuốt sữa không kịp thì phải dừng ngay việc cho bé bú bình.
- Sau mỗi cữ bú, mẹ phải đảm bảo để bé đứng tối thiểu là 15 phút, vỗ nhẹ vào phần lưng bé để bé có thể ợ hơi.
- Không để bé ở tư thế nằm sấp hay quay mặt vào tường. Hãy theo dõi giấc ngủ của bé một cách thường xuyên.
- Để hạn chế tình trang rối loạn nhịp thở, không để bé nằm trong những môi trường quá nóng hay quá lạnh.
- Đối với các bé mắc bệnh tim, viêm phổi nặng thì ba mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để biết cách cho bé bú đúng cách nhất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về triệu chứng sặc sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân, cách xử trí nhanh chóng và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin chia sẻ này là hữu ích với các mẹ. Ba mẹ hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chăm con, nuôi con khoẻ mạnh để con yêu được lớn lên khoẻ mạnh, phát triển toàn diện. Đây chính là điều hạnh phúc nhất của mỗi ông bố, bà mẹ chúng ta.
Cám ơn các mẹ đã dành thời gian tìm hiểu các thông tin về hành trình nuôi con băng sữa mẹ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
HƯNG MEDELA – MÁY HÚT SỮA MẸ
Hotline: 0932244566
Website: https://hungmedela.com/
Page: https://www.facebook.com/hungmedela
Shopee: https://bit.ly/32wJ0IR